Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

[Sưu tầm] Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển

Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh. Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh.
Quý tộc, bình dân và lưu manh
Nhân loại là một quần thể to lớn và phức tạp nhất trên thế giới. Nói về tính chất vốn có của tinh thần và ý thức, có thể phân thành 3 thứ bậc khác nhau: quý tộc, bình dân và lưu manh. Ba thứ bậc này được phân theo dạng hình thoi đứng, ở giữa phình to là tầng lớp bình dân, đầu nhỏ ở trên cùng là tầng lớp quý tộc, còn đầu nhỏ dưới cùng là lưu manh. Từ bình dân tới quý tộc thì không có giới hạn rõ rệt, từ bình dân tới lưu manh cũng không có giới hạn rõ rệt, nhưng lưu manh và quý tộc thì có sự khác biệt một trời một vực.
Sở dĩ được gọi là quý tộc không phải vì có nhiều của cải, cũng không phải vì có nhiều quyền lực, mà là vì họ có một tinh thần cao quý, sử sách gọi đây là tinh thần quý tộc. Người thiếu tinh thần quý tộc, thì dù giàu có không ai sánh bằng cũng chỉ là mang bản tính lưu manh mà giàu có; dù có quyền lực to đến mấy, thì cũng chỉ là kẻ độc tài chuyên chế mang bản tính lưu manh.
Sở dĩ gọi là lưu manh không phải là vì không có gì trong tay, mà là ý thức lưu manh ở bên trong nội tâm. Giai cấp vô sản không đồng nghĩa với lưu manh, giai cấp vô sản đa số là người bình dân an phận thủ thường. Trong quần thể lưu manh, có người giàu, có kẻ nghèo; có bình dân, có quyền quý; có người ngốc nghếch, cũng có kẻ thiên tài.
Tinh thần quý tộc đại diện cho đỉnh cao của văn minh nhân loại, ý thức lưu manh đại diện cho sự thấp kém nhất của nhân loại. Dường như tất cả mọi người đều có suy nghĩ hướng tới sự cao thượng, và cũng có những ham muốn dục vọng thấp kém, đây chính là cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính. Nhân tính chiến thắng thú tính, thì con người hướng tới sự cao thượng; thú tính chiến thắng nhân tính, con người sẽ hướng tới sự hèn hạ bỉ ổi. Đối với đa số người bình dân, nhân tính và thú tính vẫn đang giằng co chưa có hồi kết, nên nó làm cho cả một đời vẫn cứ loay hoay quanh cao thượng và thấp kém. Đa số người dân đều là an phận thủ thường nên cả đời sẽ không có gì nổi bật. Bình dân nếu muốn siêu phàm thoát tục, thì phải hướng tới cao thượng để có hy vọng trở thành quý tộc. Còn nếu hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì sẽ trở thành lưu manh. Con người vươn tới sự cao thượng thì rất khó, và để trở thành quý tộc thì lại càng khó hơn; còn hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì rất dễ, trở thành lưu manh thì dễ như trở bàn tay. Cũng chính vì nguyên nhân này mà xã hội nhân loại hiện nay quý tộc thì ít mà lưu manh thì nhiều.
Cao thượng và cao quý không khác nhau về bản chất, nhưng cao thượng và cao quý lại có khoảng cách, đó là mức độ khác nhau, trạng thái khác nhau. Bình dân cũng biết cao thượng, nhưng thường chỉ có thể cao thượng trong thuận cảnh, chứ không thể “cố thủ” cao thượng trong nghịch cảnh. Nếu như trong nghịch cảnh mà có thể giữ được cao thượng, thì đó chính là trạng thái cao quý, cũng tức là đã thành quý tộc.
Nếu cao thượng đã  đạt đến trạng thái cao quý, thì tức là “phú quý mà không dâm, dưới áp lực mà không chịu khuất phục”. Đây chính là trạng thái của tinh thần quý tộc. Câu trên có hai tầng ý nghĩa. Tầng thứ nhất là giải thích đối với phú hào quyền quý: Anh giàu có rồi thì không thể dâm đãng, anh có quyền rồi thì anh không thể lấy quyền đấy để bắt người khác khuất phục. Tầng thứ hai là giải thích với tầng lớp bình dân: Anh không giàu có, nhưng anh không thể bị phú quý dụ dỗ mê hoặc để rồi từ bỏ cao thượng; anh không có quyền lực nhưng anh không thể khuất phục trước quyền lực, anh chỉ có thể tâm phục khẩu phục trước sự công bằng và chân lý. Đạt đến trạng thái này rồi, thì dù có là bình dân nhưng anh vẫn có tinh thần quý tộc.
Tinh thần quý tộc là gì?
Tinh thần quý tộc có 3 nội hàm cao quý đó là: thành tín, đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm.
Thành tín là linh hồn của văn minh nhân loại, không có thành tín, thì không có đạo đức, cũng không có văn minh; thành tín cũng là linh hồn của phẩm cách cá nhân, không có thành tín, thì không thể có phẩm cách cao thượng. Người thiếu sự thành tín, thì hoặc là người vô lại hoặc là kẻ lưu manh. Dân tộc thiếu sự thành tín, thì chắc chắn là dân tộc ngu muội không có văn hóa. Thành tín cũng là gốc rễ của chế độ dân chủ, vì không có thành tín, thì không có dân chủ đúng nghĩa. Cụ thể, dân chủ dựa vào hiến pháp, và hiến pháp chính là khế ước của xã hội. Thành tín chính là gốc rễ của khế ước, không có thành tín thì khế ước cũng chỉ là tờ giấy vứt đi.
Quý tộc sở dĩ là quý tộc, là bởi vì quý tộc coi thành tín quan trọng hơn cả mạng sống, thành tín mang đến sự cao thượng, sự tôn nghiêm và giá trị cao quý của sinh mệnh. Ví dụ, quý tộc châu Âu thà dùng quyết đấu sòng phẳng thẳng thắn để phân thắng thua, chứ  không muốn dùng âm mưu quỷ kế để tranh cao thấp. Đây thực chất chính là thà chết để giữ lấy giá trị của thành tín. Sử quan thời Trung Quốc cổ đại thà chết chứ không muốn vì đế vương thay đổi lịch sử, cũng chính là thà chết để giữ lấy giá trị của sự thành tín.
Đạo nghĩa bao hàm nhân đạo và công đạo. Nhân đạo là tiền đề của công đạo, chính là sự tôn trọng đối với sinh mệnh của con người. Người ngay cả ý thức nhân đạo cũng không có, thì về cơ bản không thể có công đạo. Tôn thờ bạo lực chính là coi thường nhân đạo. Nhân đạo và công đạo hòa quyện sinh ra chủ nghĩa nhân quyền của nền văn minh hiện đại, sở dĩ châu Âu có thể sinh ra Công ước Nhân quyền, thực chất chính là do sự thúc đẩy của tinh thần quý tộc.
Tinh thần đạo nghĩa mang tới nhân từ, mang tới khoan dung, mang tới sự quan tâm, mang tới sự công chính. Quý tộc quan tâm tới những người yếu, các sự nghiệp từ thiện trên thế giới dường như đều do quý tộc đầu tư xây dựng, và cái mà họ dựa vào chính là tinh thần đạo nghĩa.
Tinh thần trách nhiệm chính là tinh thần dám gánh vác. Chịu trách nhiệm với lương tri của xã hội nhân loại, chịu trách nhiệm với văn hóa truyền thống của nhân loại, bảo vệ đạo đức, duy trì công bằng xã hội, bảo vệ sự phát triển hòa bình của xã hội.
Chính tinh thần trách nhiệm mang tới lòng tin và sức mạnh không gì lay chuyển được của quý tộc, một khi dân tộc rơi vào khủng hoảng, quý tộc sẽ đứng phía trước dân tộc, bảo vệ an toàn cho dân tộc. Chính tinh thần trách nhiệm này mang đến cho họ tinh thần “Prometheus cướp lửa thần trao cho nhân loại”, và tinh thần “ta không vào địa ngục thì còn ai vào nữa”. Cũng chính tinh thần này đã bảo vệ và thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển hơn.
Ba loại tinh thần này đều đến từ tín ngưỡng tôn giáo, chỉ có tín ngưỡng tôn giáo mới có thể chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần kiên định và bền bỉ, đạt đến trạng thái cao quý.
Dù cá nhân quý tộc có tồn tại khuyết điểm này khuyết điểm nọ, nhưng quần thể quý tộc vẫn là lực lượng chủ đạo thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển.
Tinh thần quý tộc thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển
Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cuộc chiến nhân tính và thú tính, và nó làm cho cả một đời cứ loay hoay giữa cao thượng và thấp kém: thượng đế kêu gọi con người hướng đến cao thượng, ma quỷ dụ dỗ con người hướng đến sự thấp kém; người cao quý cao thượng thì gần quý tộc hơn, người hướng tới thấp kém bỉ ổi thì gần với lưu manh hơn; hoặc có thể nói, người gần với quý tộc thì trở nên cao thượng, kẻ gần với lưu manh thì trở nên thấp kém. Tục ngữ gọi hiện tượng này là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Mở rộng ra, một dân tộc cũng tồn tại cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính, điều này thực chất là cuộc chiến giữa văn minh và vô văn hóa, cũng là cuộc chiến giữa quý tộc và lưu manh. Một dân tộc do quý tộc chủ đạo, thì sẽ mang đến sự tiến bộ cho nền văn minh; do lưu manh chủ đạo thì sẽ lùi lại về không có văn minh, đây không phải là sức sản xuất vật chất bị thụt lùi, mà là sự thụt lùi về văn minh tinh thần, về văn hóa, đạo đức. Điều này đã được chứng minh bởi lịch sử.
Lịch sử phát triển của nhân loại là do quý tộc chủ đạo, do đó nhân loại mới từ không văn minh mà hướng đến văn minh, nhưng trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài, có lúc cũng bị lưu manh kiểm soát, lưu manh chiếm cứ địa vị chủ đạo, kết quả làm cho văn minh bị thụt lùi, do đó, tiến trình phát triển của văn minh nhân loại mới xuất hiện nhiều khúc khuỷu, tiến lùi.
Ý thức tinh thần của con người là thể đa diện phức tạp, tức có ý thức giữ gìn cao thượng, thì cũng có ham muốn tình cảm thấp kém. Tuy nhiên, con người hướng tới cao thượng lại giống như leo núi, rất khó; còn hướng tới thấp kém lại rất dễ, giống như đang ngồi cầu trượt. Do đó mà xã hội nhân loại từ trước đến nay lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc.
Xã hội nhân loại trước giờ lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc, vậy sao quý tộc có thể chiếm địa vị chủ đạo trong sự phát triển của xã hội? Điều này quyết định bởi thái độ của tầng lớp bình dân: tầng lớp bình dân ủng hộ quý tộc, thì quý tộc chiếm thượng phong, tức chiếm vị trí chủ đạo, và dân tộc này sẽ duy trì nền văn minh cao thượng; tầng lớp bình dân mà ủng hộ lưu manh, lưu manh chiếm thượng phong, tức lưu manh chiếm vị trí chủ đạo, thì dân tộc này sẽ duy trì sự thấp kém không văn minh. Đây chính là nguyên nhân cơ bản các dân tộc khác nhau có tiến trình văn minh và mức độ văn minh khác nhau.
Dân tộc ủng hộ quý tộc, quý tộc dễ chiếm thượng phong; dân tộc ủng hộ lưu manh, lưu manh dễ chiếm thượng phong. Nếu lưu manh chiếm thế thượng phong, chiếm vị trí chủ đạo, thì tất nhiên sẽ mê hoặc và dụ dỗ nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, ép buộc nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến thành một đại quốc lưu manh, văn hóa đạo đức sẽ bị thoái lui toàn diện, xã hội sẽ đổ vỡ.
Sáng tạo văn minh và sáng tạo lịch sử
Thành tựu văn minh nhân loại dường như đều là quý tộc sáng tạo, từ tư tưởng triết học thời viễn cổ, tín ngưỡng tôn giáo, lòng tin đạo đức, đến văn hóa nghệ thuật thời trung cổ,  đến khoa học tự nhiên thời cận đại, cho đến cơ chế dân chủ thời hiện đại, tư tưởng mở ra thời đại mới của lịch sử nhân loại, dường như đều là quý tộc sáng tạo ra. Có thể nói thế này, không có quý tộc, thì không có văn minh nhân loại. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần tìm những nhà triết học, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, thần học, khoa học vĩ đại trên thế giới, có ai không phải là quý tộc?
Quý tộc không chỉ sáng tạo văn minh, mà còn sáng tạo ra lịch sử. Những nhà quý tộc thời cận đại của châu Âu, họ đã sáng tạo ra “Quân chủ lập hiến”, sáng tạo “Tuyên ngôn độc lập”, sáng tạo “Tuyên ngôn nhân quyền”, anh hùng  dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi đã sáng tạo ra “Cách mạng phi bạo lực”, Martin Luther King của Mỹ sáng tạo ra “Tôi có một ước mơ”, họ đem những tư tưởng văn minh này vào thực tế, sáng tạo ra lịch sử huy hoàng, trở thành những cột mốc cho nhân loại hướng tới văn minh.
Sáng tạo lịch sử khác sáng tạo văn minh
Từ trước tới nay, lưu manh không biết sáng tạo văn minh, chỉ biết sáng tạo sự ngang tàn bạo ngược. Tuy vậy lưu manh cũng có thể sáng tạo lịch sử, nhưng lưu manh không thể sáng tạo lịch sử của văn minh, chỉ có thể sáng tạo lịch sử của sự phá hoại, sáng tạo lịch sử tàn sát. Lưu manh từ trước giờ chỉ biết sáng tạo bạo lực, sáng tạo chiến tranh, sáng tạo sự hoang đường, sáng tạo tai nạn.
Nếu một dân tộc mà nhóm người lưu manh giữ vai trò chính trong thời gian dài, thì sẽ trở thành dân tộc “ỷ mạnh hiếp yếu”, trở thành một dân tộc hung bạo, trở thành một dân tộc hủ bại biến chất.
Đạo lý như thế này, lẽ nào còn cần ai chứng minh sao?


Hoàng Hà (biên dịch từ 360doc.com)

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

[Ký sự] Bài học dựa vào nhân dân

Bài học dựa vào nhân dân

;
Thứ Sáu, 08/07/2016, 08:16 [GMT+7]
Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng tại làng Bích Trâm, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, năm 1963, lúc 17 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Hạnh Kiểm đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, thoát ly lên căn cứ của Tỉnh ủy Quảng Nam...
Khi tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà chia tách, có anh trai là Nguyễn Phước Hạnh được tổ chức phân công nhận nhiệm vụ công tác tại Quảng Nam, Nguyễn Hạnh Kiểm cũng theo bước chân anh đi làm cách mạng. Nhưng ông không đi trực tiếp cùng đoàn công tác mà trở về vùng địch, hợp pháp đi vào Tam Kỳ rồi lên vùng Phương Đông, Dương Yên (vùng Trà My và Tiên Phước bây giờ) để đầu quân vào lực lượng An ninh Quảng Nam, do đồng chí Hoàng Tuấn Nhã làm Trưởng ban. Lúc này là cuối năm 1964.

Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh. Ảnh: NHƯ Ý
Trong thời gian công tác, ông luôn được cấp trên và tổ chức tin tưởng giao những nhiệm vụ quan trọng. Ở lĩnh vực nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từ các công tác phục vụ cho đến trực tiếp chiến đấu. Đến năm Mậu Thân 1968, địch đánh phá ác liệt trên khắp chiến trường. Nhiều cơ sở an ninh tại nội thành Đà Nẵng bị tê liệt, một phần bị lộ do bọn phản động chiêu hồi chỉ điểm. Trước tình hình đó, Ban An ninh khu 5 điều động ông trở về nội thành Đà Nẵng xây dựng lại Tổ điệp báo và An ninh đô thị, do đồng chí Lê Lực - Trưởng ban 3 của An ninh khu phụ trách, cùng với 6 đồng chí khác (biệt danh là Tổ A1D - Tổ điệp báo của An ninh khu 5 tại Đà Nẵng). Tại đây, ông đã cùng đồng đội không quản ngại ngày đêm, vượt mọi hiểm nguy rình rập để gây dựng lại các cơ sở an ninh hoạt động hiệu quả ở nội thành.
Sau khi quê hương hoàn toàn giải phóng, An ninh khu 5 hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, ông được điều động về Ty Công an Quảng Nam - Đà Nẵng làm công tác chống gián điệp và phản động (gọi tắt là B2), với nhiệm vụ làm trong sạch địa bàn, bóc gỡ các mạng lưới còn gài lại trong kế hoạch hậu chiến của địch, xây dựng lại các tổ an ninh nhân dân, chống địch xâm nhập và các tổ chức nhen nhóm phản động... Khoảng đầu những năm 1980, ông được Tỉnh ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tín nhiệm chọn làm Chính ủy, “vượt rào” giao thương, dùng thuyền mở đường chuyên chở các loại nông sản ở Quảng Nam như quế, tiêu... qua buôn bán với các bạn hàng truyền thống Hồng Kông thời chiến tranh, trong thế bị bao vây cấm vận của Mỹ, để đem lại nguồn lợi cho tỉnh. Sự có mặt của ông trên mỗi chuyến tàu giao thương như một sự “bảo chứng” với đối tác và là chỗ dựa về chính trị, tinh thần của anh em thuyền viên. Nói như ông, nếu trên mỗi chuyến tàu có chuyện gì xảy ra với đối tác, ông sẽ “đứng mũi chịu sào”, ở lại thương thuyết để chuyến tàu và anh em thuyền viên trở về được an toàn...
Năm 1996, đồng chí Nguyễn Hạnh Kiểm được tập thể và cấp trên tín nhiệm bổ nhiệm chức danh Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1997, trước yêu cầu chia tách tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng, lúc này với chức danh Giám đốc, ông cùng các đồng đội khác trở về xây dựng lực lượng Công an Quảng Nam với nhiều khó khăn thách thức. Ông cùng với Ban giám đốc nỗ lực không ngừng trong việc ổn định chính trị tư tưởng và tổ chức, xây dựng lực lượng An ninh và Cảnh sát đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự trên quê hương Quảng Nam. Ông chia sẻ rằng, đây là giai đoạn hết sức khó khăn, cán bộ vừa thiếu, vừa yếu, chưa thật sự ổn định về tư tưởng, nơi ăn chốn ở. Công tác an ninh ngoài những lĩnh vực đương nhiên đảm nhiệm còn có yêu cầu phải chặt chẽ trong công tác tổ chức tuyển dụng cán bộ, chống phần tử xấu và địch lợi dụng việc thiếu cán bộ lúc này để đưa người cài cắm vào nội bộ. Đây cũng là vấn đề quan trọng của công tác an ninh lúc này… Đến năm 2002, do yêu cầu nhiệm vụ, ông được điều động giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2005.
Xuyên suốt các thời kỳ hoạt động cách mạng, ông luôn tâm niệm với tinh thần, “sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân cần đến”. Nhớ lại những năm kháng chiến gian khổ, hay sau này liên tục công tác trên các lĩnh vực an ninh, trong hồi ức của ông, đó là bài học dựa vào nhân dân, được nhân dân cưu mang giúp đỡ và bằng sự dũng cảm và trí tuệ của mình để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
Trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh, là thế hệ đi trước, ông chia sẻ: “Thế hệ trẻ hiện nay có nhiều thuận lợi, khi được đào tạo căn bản, tiếp cận được khoa học kỹ thuật. Khó khăn hiện nay đối với lực lượng an ninh, đó là “kẻ thù” - đối tượng luôn không rõ ràng, vừa là bạn, vừa là thù, tiềm ẩn trong nhau, không dễ dàng nhận dạng. Điều đó đòi hỏi những người chiến sĩ an ninh phải không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác, luôn bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng, của ngành, kịp thời phát hiện và đấu tranh với các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

NHƯ Ý.
Nguồn: Báo Quảng Nam 

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

[Tin tức] Những tấm gương tiếp lửa truyền thống

Những tấm gương tiếp lửa truyền thống
Cập nhật: Thứ sáu, 7/8/2015 - 7h19'
(Cadn.com.vn) - Ngày 6-8, CATP Đà Nẵng tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên là lãnh đạo CA tỉnh, thành phố và tương đương trở lên; lãnh đạo CA cấp phòng và tương đương, các đồng chí sĩ quan có cấp hàm thượng tá trở lên đã nghỉ hưu hoặc chuyển ngành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19-8-1945 - 19-8-2015). Đại tá Lê Văn Tam, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP chủ trì buổi gặp.
Lãnh đạo CATP chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí nguyên lãnh đạo CATP qua các thời kỳ.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đại tá Lê Văn Tam cho biết, việc tổ chức cuộc hội ngộ này là nhằm tỏ lòng tri ân các thế hệ đi trước, trân trọng tôn vinh những chiến công to lớn của CATP Đà Nẵng trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ, giữ gìn TTATXH, góp phần phát triển KT-XH của thành phố; đồng thời cũng là dịp để “hâm nóng” truyền thống, chặng đường chiến đấu gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng vẻ vang của lực lượng CAND, CA tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và CATP Đà Nẵng trong 70 năm qua.
Trong không khí thân mật, gắn bó keo sơn, thủy chung son sắt giữa các thế hệ, đồng chí Lê Văn Tam nhấn mạnh, lực lượng CATP rất tự hào và vui mừng được gặp lại các đồng chí cán bộ CA lão thành đã từng xả thân chiến đấu trên các chiến trường, nay tuổi cao nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH và xây dựng lực lượng CATP. “Các bác, các chú, các anh chị luôn theo dõi sát tình hình và có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, đầy trách nhiệm, góp phần quan trọng vào sự lớn mạnh, trưởng thành của lực lượng CATP và sự nghiệp bảo vệ ANTT của thành phố chúng ta”, Đại tá Lê Văn Tam ghi nhận.
Theo đồng chí Lê Văn Tam, CBCS CATP Đà Nẵng ý thức được rằng, có được ngày hôm nay là bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng, sự dày công vun đắp, chiến đấu hy sinh của các thế hệ lãnh đạo, CBCS đi trước mà các đồng chí đại biểu tham dự buổi gặp mặt hôm nay là những hạt nhân tiêu biểu. “Thời gian đến, sự nghiệp bảo đảm ANTT đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đầy thách thức, phức tạp và nặng nề hơn. Vì vậy, lực lượng CATP xin hứa sẽ tiếp thu, kế thừa truyền thống vẻ vang, kiến thức và kinh nghiệm trên các lĩnh vực cùng những kết quả đạt được trong thời gian qua, phấn đấu nhiều hơn nữa, vừa làm tốt công tác tham mưu, vừa chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chăm lo công tác xây dựng Đảng, XDLL gắn bó với nhân dân, dựa vào nhân dân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, Đại tá Lê Văn Tam khẳng định.
Bên cạnh việc ôn lại truyền thống vẻ vang 70 năm qua của lực lượng CAND và CATP, nhân dịp này, Đại tá Lê Văn Tam cũng thông báo với các đồng chí CA lão thành một số vấn đề liên quan đến tình hình ANTT trong cả nước và trên địa bàn, nêu những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng CATP trong thời gian đến, đồng thời cho rằng, truyền thống đoàn kết, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng anh dũng hy sinh, cống hiến, yêu thương đồng chí, đồng đội của các thế hệ cha anh luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng để các thế hệ CBCS CATP hôm nay học tập, noi theo...
Trao đổi với chúng tôi tại buổi gặp mặt, Đại tá Nguyễn Đình Chính, nguyên Phó Giám đốc CATP Đà Nẵng vui mừng cho biết, đây là cơ hội để các đồng chí CA lớp trước có dịp giao lưu, hỏi thăm sức khỏe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, động viên nhau. Đồng chí cho rằng, các thế hệ CA đi trước vẫn luôn giữ được hình ảnh, bản chất, truyền thống tốt đẹp của CAND Việt Nam. Đặc biệt là hiện nay, có nhiều đồng chí đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia công tác tại địa phương, họ vẫn phát huy được bản chất của người chiến sĩ CA cách mạng, mẫu mực, tận tâm trong công việc, là tấm gương sáng hỗ trợ cho phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ tại cơ sở. Theo đồng chí, CATP Đà Nẵng trong nhiều năm qua đã giữ và phát huy tối đa truyền thống tốt đẹp của Ngành, đồng thời tạo dựng được thương hiệu cho mình, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng “thành phố đáng sống”, tạo môi trường an ninh đảm bảo, là địa chỉ được nhiều địa phương trong cả nước khen ngợi, học tập và noi theo.
“Trong giai đoạn hiện nay, tình hình ANTT vẫn còn khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vì vậy CBCS CATP phải luôn giữ cho được bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam, không để bị lôi kéo mua chuộc, nhất là với các thế lực thù địch thì phải luôn kiên định, đấu tranh tới cùng. Phải luôn phát huy tối đa nghiệp vụ, sắc sảo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, không chắp vá, máy móc; phải đánh mạnh, triệt phá tận gốc các băng ổ nhóm, tổ chức tội phạm đang rình rập, thực hiện các vụ phạm tội trên địa bàn thành phố, đảm bảo môi trường an toàn, an ninh cho sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương”, Đại tá Nguyễn Đình Chính nhắn nhủ.
Thay mặt các đồng chí nguyên là lãnh đạo CA qua các thời kỳ hiện đã nghỉ hưu, Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm, Chủ tịch CLB CA hưu CATP, nguyên Giám đốc CA tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cho rằng, việc tổ chức cuộc gặp mặt là hoạt động mang nhiều tình nghĩa của lãnh đạo CATP, tạo điều kiện, cơ hội để các đồng chí cán bộ lãnh đạo CA hưu ôn lại truyền thống vẻ vang của Ngành, đồng thời là dịp để gặp gỡ, thăm hỏi, động viên nhau lúc tuổi già... Tự hào với truyền thống vẻ vang của Ngành, với những cống hiến, đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh đi trước đã làm nên lịch sử oai hùng của CAND Việt Nam nói chung và CATP Đà Nẵng nói riêng, đồng chí bày tỏ lòng cảm phục và biết ơn các đồng chí lãnh đạo đương nhiệm đã phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của Ngành, lãnh đạo CATP thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ANCT, giữ gìn TTATXH.
“Lực lượng CA hưu xin hứa sẽ cố gắng nêu cao vai trò gương mẫu, tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện để giữ vững phẩm chất, khí tiết của người chiến sĩ CAND và sẽ là nòng cốt, hạt nhân trong phong trào toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cố gắng phát huy tinh thần, trí tuệ, kinh nghiệm để cùng lực lượng CATP hoàn thành sứ mệnh cao cả là đảm bảo nền ANCT, TTATXH, đảm bảo sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân”, Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm khẳng định.
Doãn Hùng

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

[Ký sự] Những tháng ngày còn mãi (phần 3)

Những tháng ngày còn mãi (3)Cập nhật: Thứ năm, 26/3/2015 - 7h57'

Bài cuối: Tiếp quản các trụ sở bằng xe… đại tá ngụy
(Cadn.com.vn) - Ông Nguyễn Hạnh Kiểm nhanh chóng dẫn ông Vũ Đình Cảnh đến ngay nhà anh Hà Nam, một cơ sở trên đường Thống Nhất. Theo sự chỉ dẫn của cơ sở Hà Nam, họ trưng dụng chiếc xe jeep của một đại tá ngụy ở gần đó đã chạy thoát thân vài hôm trước và giao cho anh Nam trực tiếp lái xe đi làm nhiệm vụ. Chiếc xe jeep tức tốc ập tới trụ sở Tổng lãnh sự Mỹ. Đến nơi, thấy cổng mở, bàn ghế vứt bừa bãi nhưng giấy tờ, tài liệu không có một mảnh, cái lò thiêu tài liệu trong góc phòng vẫn còn nóng hổi. Té ra trước khi rút chạy, chúng đã sử dụng chiếc lò này để hủy tài liệu. Xe tiếp tục chạy sang Trại huấn luyện biệt kích ở Sơn Trà, thu được một số tài liệu quan trọng. Tại đây, các trang thiết bị, vũ khí của biệt kích vẫn còn nguyên.
Hai ông khóa cổng Trại cẩn thận rồi dán niêm phong của Ủy ban Quân quản (UBQQ). Nhìn ra phía biển, lúc này có 3 chiếc tàu lớn, quân lính chen chúc, xô đẩy nhau lên tàu. Thỉnh thoảng lại có tiếng súng ì ầm từ xa vọng lại. Chiếc xe jeep quay về trung tâm thành phố thì cờ của quân giải phóng miền Nam đã phất phới tung bay trên Tòa thị chính. Ông Kiểm bảo anh Nam cho xe tới Nha Cảnh sát Trung phần. Vào các phòng, thấy nhiều loại tài liệu vẫn còn nguyên trên bàn, kho vũ khí vẫn khóa, hai người thu được một số tài liệu, phân công lực lượng tự vệ đường phố canh giữ kho vũ khí, các trang thiết bị quân sự.
Nhận được tin bộ phận tiền phương của BANĐKQĐ do ông  Hoàng Văn Lai chỉ huy đã chiếm lĩnh được Ty Cảnh sát Đà Nẵng ngụy trên đường Gia Long, ông Kiểm, ông Cảnh  đến báo cáo một số tình hình với ông Lai. Ông bảo: "Lực lượng ta đang có mặt trong thành phố. Một vài đơn vị đã chiếm giữ được sân bay Đà Nẵng, Tòa thị chính, Đài Phát thanh, Nhà máy điện, Nhà máy nước. 7 giờ tối nay chúng ta tập trung tại đây để bàn kế hoạch tiếp theo".  Tối đến, tại Ty Cảnh sát Đà Nẵng, ông  Lai nghe các cánh quân của BANĐKQĐ và tổ công tác của ông Cảnh, ông Kiểm báo cáo tình hình trong ngày và triển khai nhiệm vụ. Ông nói: "Một số cây cầu trên quốc lộ 1 đã bị địch phá làm hư hỏng trước khi rút chạy, bộ  đội chủ lực đang bắc cầu phao để tăng cường quân vào.
Theo tài liệu của chúng ta, hiện nay, toàn thành phố có khoảng hơn 10 vạn tên địch, chúng ta cần phải biết chúng đang ở đâu, đặc biệt là những đối tượng nguy hiểm để kêu gọi trình diện và truy bắt. Sáng mai tôi sẽ báo cáo Chủ tịch UBQQ Đà Nẵng bắt đầu làm thủ tục cho trình diện vào ngày 31-3". Sau một lát suy nghĩ, ông Lai nói: "Anh em BANĐKQĐ lâu nay đánh địch, diệt ác, phá kiềm, chưa có kinh nghiệm làm các thủ tục trình diện. Mấy anh của Bộ tăng cường có ý kiến gì hay về việc này không?".
Từng tham gia lập hồ sơ việc đăng ký trình diện khi tiếp quản Hải Phòng, là cán bộ CA tỉnh Thanh Hóa chi viện cho BANĐKQĐ cũng từng làm công tác đăng ký trình diện tại CATP Hà Nội khi giải phóng thủ đô nên ông Cảnh và ông Vọng phát biểu đề xuất một số công việc phải khẩn trương triển khai. Được ông Hồ Nghinh, Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy 5, Chủ tịch UBQQ nhất trí, một số việc được giao cho các ngành như soạn lời tuyên truyền, kêu gọi binh lính nộp vũ khí, trình diện được giao cho Ban Tuyên huấn tỉnh, mẫu mã, nội dung khai báo, giấy chứng nhận trình diện... do ông Cảnh và ông Vọng soạn thảo rồi cho in ấn ngay. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm đăng ký trình diện số sĩ quan từ đại úy trở lên, các đối tượng cầm đầu đảng phái phản động, số còn lại giao cho UBQQ cấp quận và cho xe đi các ngả đường kêu gọi đăng ký trình diện.
Cờ giải phóng tung bay trên Tòa thị chính Đà Nẵng ngày 29-3-1975. Ảnh: T.L
Sáng 3-4, rất đông người đến trước trụ sở Tòa án trên đường Bạch Đằng, địa điểm đăng ký trình diện của UBQQ cấp tỉnh nhưng rất lâu vẫn không thấy ai vào bàn đăng ký vì họ sợ bị cách mạng bắt. Gần trưa mới thấy một người trông vẻ trí thức, mặc veston, đội mũ phớt bước vào bỏ mũ chào ông Cảnh. Sau khi ngồi, ông ta chìa tấm thẻ với chức danh Thị phó Hội An. Ông Cảnh làm thủ tục đăng ký và cấp giấy đã trình diện cho ông ta và bảo cứ yên tâm về nhà. Ông ta ngạc nhiên hỏi lại: "Thưa ông, tôi được tự do?". "Đúng vậy, ông cứ về tiếp tục khai báo những phần đã yêu cầu trong mẫu này"-ông Cảnh chỉ tay vào tờ giấy vừa đưa cho ông ta và nói. Nét mặt ông ta lộ rõ vẻ hớn hở, vui mừng. Thấy ông ta bình thản bước ra, 2 người khác từ ngoài bước vào, đưa ra 2 giấy chứng minh mang quân hàm trung tá thuộc Quân đoàn I ngụy.
Sau khi lập danh sách trích ngang, ông Cảnh  cấp giấy chứng nhận để họ ra về tiếp tục khai báo một số chi tiết theo yêu cầu. Thấy sĩ quan cấp tá cỡ bự ra trình diện rồi về lại gia đình, buổi chiều nhiều người chen nhau vào trình diện sớm, trong đó có người đưa giấy tờ để chứng minh mình là thủ quỹ kho bạc Đà Nẵng rồi đưa cho ông Cảnh chùm chìa khóa và nói rằng kho bạc hiện còn nguyên vẹn. Anh ta còn đưa cho ông Cảnh một số mẫu tiền ngụy quyền Sài Gòn giả để tiện việc phân biệt. Lát sau, một thiếu tá bảo quản kho tài liệu của cơ quan tình báo "Biệt đội sưu tầm" vào trình diện. Ông Cảnh khấp khởi mừng thầm, bởi đó là những tài liệu rất cần thiết mà lực lượng an ninh chưa thu giữ được. "Kho tài liệu ở đâu, còn không?"-ông Cảnh hỏi, giọng gấp gáp. "Dạ, thưa ông, còn nguyên, tôi vừa ở đó tới đây"-anh ta trả lời. Thế là ông Cảnh cùng ông Kiểm lên xe đến ngay kho tài liệu trên đường Nguyễn Du thì thấy một đơn vị bộ đội thông tin đang tiếp quản. Hai ông xuất trình giấy tờ với chỉ huy đơn vị và đề nghị đơn vị chuyển toàn bộ tài liệu vào một phòng lớn rồi niêm phong, giao cho quân đội bảo vệ...
Ngày 3-4, Đoàn binh vận, Bộ Quốc phòng đến yêu cầu tiếp nhận công tác đăng ký trình diện. Ông Hoàng Văn Lai đồng ý giao cho quân đội và chỉ đạo lực lượng an ninh tiếp tục nắm thông tin các tình báo, gián điệp, cảnh sát, nhân viên ngụy quyền để có kế hoạch xử lý phù hợp. Ngày 4-4, một đoàn cán bộ mang giấy giới thiệu của Ngân hàng Trung ương do người lính thủ kho kho bạc hôm nọ dẫn đến. Đoàn đề nghị ông Cảnh giao chùm chìa khóa các két sắt để Ngân hàng quản lý.
Ngày 5-4, thấy số binh lính trình diện thưa dần và dứt hẳn, ông Hoàng Văn Lai ra lệnh cho lực lượng an ninh tiến hành truy bắt các đối tượng ngoan cố, không chịu trình diện và qua đó một số đối tượng đã bị bắt, khám xét, thu giữ được nhiều tài liệu quan trọng. Được cơ sở phát hiện có một Tổng trưởng Tài chính (Bộ trưởng) của chính quyền Sài Gòn ra Đà Nẵng bị kẹt lại, đang ở trong nhà người thân, không chịu khai báo, ông Cảnh và ông  Kiểm tức tốc đến nơi. Khi thấy lực lượng an ninh, ông ta nhận ngay mình là Tổng trưởng. Ông Cảnh hỏi: "Ông thấy cộng sản ra sao?". "Tôi cứ tưởng cộng sản thế này, thế kia, ai ngờ các ông rất hiền và tốt quá, không phải như tôi và nhiều binh lính Việt Nam cộng hòa lầm tưởng".
Tổ công tác đưa ông ta về một địa điểm bí mật, giải thích sự khoan hồng của cách mạng, đồng thời đề xuất với cấp trên cho ông ta về lại Sài Gòn để tuyên truyền rằng không có sự tắm máu, thanh trừng của cộng sản ở các vùng vừa được giải phóng như địch từng lừa phỉnh. Được sự chỉ đạo của BANK5, tổ điệp báo liền cử người đưa ông ta vào Nha Trang, bàn giao cho tổ công tác của ông Hoàng Lượng để tiếp tục cho vào Sài Gòn. Ngày 9-4, Bộ CA điều động 250 CBCS của CATP Hải Phòng, CA tỉnh Thanh Hóa cho BANĐKQĐ bằng đường thủy và tất cả số này được Trưởng ban Hoàng Văn Lai bố trí ngay cho các đơn vị nghiệp vụ của Ban và an ninh các quận để tiếp tục giữ vững ANTT Đà Nẵng.

Thái Mỹ

Nguồn: http://cadn.com.vn/news/65_129411_nhu-ng-tha-ng-nga-y-co-n-ma-i-3-.aspx

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

[Ký sự] Những tháng ngày còn mãi (phần 2)

Những tháng ngày còn mãi (2)Cập nhật: Thứ tư, 25/3/2015 - 7h0'

* Bài 2: Mấy anh giải phóng cũng giống mình thôi!
(Cadn.com.vn) - Ông Hoàng Văn Lai  được Ban Thường vụ cử ra cánh bắc Hòa Vang phổ biến nghị quyết của Tỉnh ủy và kiểm tra công tác an ninh. Trước khi đi, ông đề nghị với lãnh đạo BANK5 cho tổ điệp báo của ông Vũ Đình Cảnh, Nguyễn Hạnh Kiểm đi cùng để họ giúp lực lượng an ninh huyện và cơ sở về nghiệp vụ. Ông Hoàng Văn Lai đưa cho ông Vũ Đình Cảnh một tập giấy trắng, có đóng dấu “Ủy ban mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Đà” rồi nói: “Anh xuống đó cố gắng kết hợp với an ninh huyện chọn những đối tượng chủ chốt rồi dùng những tờ giấy này viết thư kêu gọi, tức là tấn công chính trị”. Sau vài ngày hướng dẫn công tác nghiệp vụ an ninh, ông Vũ Đình Cảnh lần lượt viết các bức thư theo yêu cầu của cơ sở, của các trinh sát an ninh huyện, xã gửi cho một số sĩ quan, binh lính, ngụy quyền, kêu gọi chúng chấm dứt gây tội ác, buông súng quay về với nhân dân, với cách mạng sẽ được khoan hồng, những ai ngoan cố sẽ bị trừng trị. Có những bức thư được chuyển tới một số nhà tư sản có cảm tình với cách mạng kêu gọi họ ủng hộ vật chất và họ thông qua cơ sở chuyển tiền đóng góp vào “Quỹ chống Mỹ cứu nước” ở địa phương.
Mặc dù Hiệp định Paris đã được ký kết ngày 27-1-1973, song địch tăng cường lực lượng chống phá. Chúng ra sức càn quét, bắn phá, bắt bớ, tra tấn bất cứ người dân nào chúng nghi ngờ là cộng sản. Ở thành phố cũng như các vùng địch tạm chiếm, chúng ép buộc nhân dân hoặc cho quân lính vẽ cờ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lên khắp tường nhà, cổng ngõ với ý đồ rằng: “Sau Hiệp định sẽ có Ủy ban giám sát quốc tế kiểm tra sẽ thấy nhiều vùng lãnh thổ đang bị Việt Nam cộng hòa kiểm soát, cộng sản bị đẩy lên núi thì làm sao có dân, có đất”. Nắm được chiến lược của địch, cả hệ thống chính trị cách mạng dồn lực lượng xuống cơ sở cắm cờ, giữ đất. Hằng ngày đạn bom liên tục cày xới khắp làng mạc, xóm thôn, lực lượng cách mạng và không ít chiến sĩ BANĐKQĐ hy sinh.
Đoàn quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng ngày 29-3-1975. Ảnh: T.L
Trước yêu cầu thực tiễn tình hình, Bộ CA tăng cường cho tổ điệp báo Đà Nẵng một số cán bộ, trong đó có ông Nguyễn Trọng Hồi, Phó phòng Chấp pháp CATP Hải Phòng. Nhận được tin báo của BANĐKQĐ vừa bắt giữ được 6 tên biệt kích xâm nhập vào một số căn cứ ở vùng B Đại Lộc để thăm dò tin tức, BANK5 liền cử ông Nguyễn Hạnh Kiểm và ông Nguyễn Trọng Hồi lên ngay Trại giam Quảng Đà đấu tranh, khai thác. Tại đây, ông Hoàng Văn Đan, Phó khu CA Hồng Bàng, Hải Phòng chi viện cho BANĐKQĐ đang làm Giám thị. Qua đấu tranh, được biết toán biệt kích này được đào tạo tại Trung tâm huấn luyện Sơn Trà, sau đó dùng máy bay trực thăng thả vào một số bìa rừng để lấn sâu vào căn cứ địa cách mạng và một số tên khác được chúng tung ra miền Bắc. Cũng tại trại giam, ông Kiểm, ông Hồi còn tiếp tục khai thác 1 đại úy, Chi khu trưởng Thượng Đức, một số sĩ quan an ninh quân đội, biệt đội sưu tầm... bị bắt giữ, do đó thu thập được nhiều thông tin về mạng lưới tình báo, gián điệp, cảnh sát của địch.
Nhân dân Đà Nẵng vui mừng chào đón quân giải phóng ngày 29-3-1975.
Sau khi tấn công giải phóng Buôn Ma Thuột, thủ phủ của địch ở Tây Nguyên, ngày 15-3-1975, ông Vũ Đình Cảnh được lãnh đạo BANK5 nhận mệnh lệnh mới. Hơn một ngày đường vất vả ông Cảnh mới về tới căn cứ Ban và được quán triệt Nghị quyết của Thường vụ Khu ủy Khu 5 quyết tâm giải phóng Đà Nẵng và giao một số nhiệm vụ trọng tâm cho tổ điệp báo. Ngày 16-3, trên đường trở về, ông Cảnh gặp đoàn công tác của ông Hoàng Văn Lai, hỏi: “Ban gọi anh về có việc chi rứa?”- “Nhận lệnh chuẩn bị tấn công giải phóng Đà Nẵng anh à. Anh chưa biết hả?”-ông Cảnh trả lời và hỏi lại với ánh mắt đầy ngạc nhiên. “Có chứ. Mình mới nhận được điện của lãnh đạo BANK5 đây thôi”- ông Lai trả lời. Các ông Vũ Đình Cảnh, Nguyễn Hạnh Kiểm nhanh chóng củng cố một số tài liệu về tình hình địch, lập danh sách các trụ sở quan trọng của địch, nhất là các trụ sở của hệ cảnh sát đặc biệt, các tổ chức tình báo, gián điệp, biệt đội sưu tầm Vùng 1 chiến thuật đóng tại Đà Nẵng, địa chỉ nhà riêng của những tên ác ôn, những đối tượng nguy hiểm... để chuẩn bị phục vụ chiến dịch. Ngày 17-3, tổ điệp báo chia làm 2 mũi bí mật áp sát vùng ven thành phố để tiếp nhận thông tin từ nội thành báo ra. Nhiều cơ sở cho biết lúc này tình hình nội bộ địch ở phía bên trong rất hoang mang, bấn loạn, có một số binh sĩ đã đào ngũ, xe của lực lượng quân cảnh, cảnh sát hụ còi inh ỏi khắp đường phố truy lùng, tìm kiếm số binh lính bỏ trốn. Ngày 24-3, quân giải phóng tấn công chiếm lĩnh thủ phủ thị xã Tam Kỳ và tuyến đường Quốc lộ 1A bị cắt đứt, cô lập hoàn toàn thì bọn binh lính tại Đà Nẵng càng náo loạn. Ngày 26-3 bị tấn công dồn dập ở Huế, số tàn quân bại trận tại Huế chạy dồn về Đà Nẵng bằng nhiều loại phương tiện giao thông. Lúc này, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Vùng I Chiến thuật kêu gào binh lính phải tử thủ Đà Nẵng đến cùng nhưng rạng sáng ngày 28-3, khi pháo của quân giải phóng nã liên hồi vào sân bay Đà Nẵng thì tướng Ngô Quang Trưởng cũng nhanh chóng xuống cảng nhảy lên tàu chuồn vào Sài Gòn, bỏ mặc đám tàn quân bệ rạc.
Mờ sáng ngày 29-3-1975, ông Vũ Đình Cảnh và ông Nguyễn Hạnh Kiểm hội ý nhanh và tiến vào thành phố. Lúc này có nhiều cánh quân của bộ đội và lực lượng BANĐKQĐ cũng ồ ạt tiến vào với nhiều mũi. Ông Kiểm hỏi ông Cảnh: “Chúng ta mặc trang phục thế nào khi vào thành phố?”- “Nếu mặc quần áo bình thường thì dễ bị dân và quân địch nhầm, không có lợi, đôi khi nguy hiểm nữa. Mình nên mặc quần áo quân giải phóng”-ông Cảnh trả lời. Thế là họ thay quần áo, đội mũ tai bèo, đeo thắt lưng súng ngắn K59 ra Quốc lộ 1 đón xe đò vào Đà Nẵng. Trên đường vào thành phố, từng đoàn binh lính cởi trần, không giày, không mũ, chỉ vỏn vẹn chiếc quần đùi dính trên người chạy về hướng ngược lại. Xe đến chợ Cồn, dân xúm lại “coi mấy ông cộng sản”. Ngay lúc đó có một phụ nữ nhận ra ông Kiểm, tiến sát đến chào hỏi và người phụ nữ ấy chính là cơ sở của ông được cài cắm trong nội thành. Thấy ông Kiểm nói chuyện thân mật với người phụ nữ, nhiều người xúm tới gần hơn, họ nhìn từ đầu đến chân “hai ông giải phóng”. Bỗng có tiếng ai đó trong đám đông: “Mấy anh giải phóng cũng giống như mình thôi chớ có khác chi mô. Họ như ri mà nói 7 người cộng sản ngồi trên cọng đu đủ không gãy, thật là sự bịp bợm, lừa dối”.

Thái Mỹ
(còn nữa)

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

[Ký sự] Những tháng ngày còn mãi

Những tháng ngày còn mãi
Cập nhật: Thứ ba, 24/3/2015 - 7h30'
Bài 1: Tiền tuyến gọi, hậu phương đáp lời
(Cadn.com.vn) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng an ninh Đặc khu Quảng Đà đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần làm ngời sáng các trang sử hào hùng của lực lượng CAND. Những tên đất, tên làng, những triền sông, bờ suối của xứ Quảng đều in đậm những bước chân của người chiến sĩ an ninh thời đạn bom khốc liệt. Và ở những nơi ấy cũng có không ít máu xương của những người chiến sĩ an ninh thấm sâu vào lòng đất để hóa thành khúc tráng ca bất tử, trong đó có cả những người con ưu tú từ quê hương sông Mã và TP hoa phượng đỏ chi viện cho mặt trận Quảng Đà. 
Để tăng cường lực lượng cho chiến trường Khu 5, tháng 9-1967, Bộ CA  quyết định điều động gần 100 CBCS thuộc CATP Hải Phòng chuẩn bị lên đường. Họ được tập trung ở Văn Môn, Thái Bình để quán triệt tình hình, nhiệm vụ mới chỉ vỏn vẹn có vài ngày rồi đi ngay, không kịp chia tay người thân, gia đình. Đoàn được ưu tiên ngồi chung với xe tải "Zin 3 cầu" chở gạo vào chiến trường. Đoàn xe vào tới địa phận Hà Tĩnh bị máy bay địch đánh phá dữ dội, nhiều cánh rừng Trường Sơn cháy trụi. Để đảm bảo an toàn, cấp trên cho xe chở lương thực đi trước, đoàn CBCS bắt đầu đi bộ trèo đèo, lội suối.
Sau gần 80 ngày vượt núi, xuyên rừng, họ đến căn cứ Ban An ninh Khu 5 (BANK5) đóng tại Thạnh Mỹ, H. Giằng, Quảng Nam. Ông Nguyễn Sanh Châu, Trưởng BANK5 tiếp nhận đoàn và ông Vũ Đình Cảnh, một cán bộ trong đoàn chi viện nhận ra ngay người lãnh đạo Ban, bởi trước đó ông Châu là Phó cục trưởng Cục Phản gián, Bộ CA được đưa vào làm Trưởng ban. Ông Châu bảo: "Hiện nay  Khu 5 ác liệt lắm. Anh em ở Ban mới từ chiến trường Quảng Đà về đây. Để phục vụ cho cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, BANK5 đã dồn lực lượng quyết tâm chiếm lĩnh Đà Nẵng, song bị lộ, địch phản công dữ dội, nhiều đồng chí hy sinh, cơ sở của an ninh trong nội thành bị phá vỡ không ít.
Khi rút về đây, không có gạo, anh em phải ăn sắn, rau rừng thay cơm, không có muối nhiều ngày". Dứt lời, ông Châu đưa tay áo gạt nước mắt làm cho CBCS trong đoàn ai cũng rưng rưng theo. Ngày hôm sau, đoàn được lệnh di chuyển về xã Nước Tông, H. Trà My để tăng gia sản xuất. Do ăn khoai sắn liên miên, sức khỏe của CBCS giảm sút trầm trọng, nhiều người ngã bệnh nên ông Châu cử trinh sát Vũ Đình Hòe, một chiến sĩ cũng từ CATP Hải Phòng vào trước phụ trách tổ công tác xuống đồng bằng tìm gạo.
Hơn 2 ngày luồn rừng, tổ lo liệu hậu cần cũng tiếp cận được một số cơ sở của Ban ở xã Trà Lãnh, H. Trà Bồng, Quảng Ngãi để nhận gạo do bà con nơi đây đóng góp, song con đường tiếp tế này cũng chẳng được bao lâu, vì địch phát hiện, liên tục đánh phá. Ban đêm, chúng thường dùng máy bay thả quả sáng, nã pháo cầm canh. Có lúc trực thăng địch đổ các toán biệt kích đánh chặn đường. Việc lấy gạo hết sức khó khăn và nguy hiểm, lãnh đạo Ban yêu cầu tỉa bắp, trồng khoai, mặt khác cử người đánh bắt cá ở suối, săn thú rừng để lấy sức chiến đấu lâu dài.
Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm (áo trắng) trong dịp cùng lãnh đạo Bộ CA thăm hỏi Mẹ VNAH tại TP Đà Nẵng.
Một thời gian sau, đoàn CBCS CATP Hải phòng tăng cường được lãnh đạo BANK5 lần lượt đưa về các địa phương, quân số chủ yếu bổ sung cho Ban An ninh Đặc khu Quảng Đà (BANĐKQĐ). Ông Nguyễn Văn Sửu, quê ở Phú Yên, nguyên Phó phòng Bảo vệ Chính trị CATP Hải Phòng giữ chức Phó ban An ninh tỉnh Phú Yên. Trên đường đi nhận nhiệm vụ mới thì bị địch phục kích, ông hy sinh. Bọn địch lấy ba lô, hành lý của ông đưa về TX Quảng Ngãi trưng bày, rêu rao "quân lực Việt Nam cộng hòa đã tiêu diệt được tên Việt cộng cỡ bự từ miền Bắc mới xâm nhập vào".
Các ông Hoàng Lượng, Nguyễn Đăng Vự, Nguyễn Văn Thanh, Vũ Đình Cảnh được lãnh đạo Ban điều về Phòng Điệp báo và công tác an ninh vùng địch (B3) và thành lập 3 tổ điệp báo. Ông Hoàng Lượng phụ trách tổ ở Nha Trang, thủ phủ Quân đoàn 2 ngụy, ông Nguyễn Đăng Vự, phụ trách tổ ở Quảng Ngãi, ông Vũ Đình Cảnh phụ trách tổ ở Đà Nẵng, thủ phủ của Quân đoàn I ngụy. Riêng tổ của ông Vũ Đình Cảnh được BANK5 bổ sung thêm ông Nguyễn Hạnh Kiểm (nguyên Giám đốc CA tỉnh QN-ĐN) và ông Nguyễn Hòa từ BANĐKQĐ sang.
Sau khi nhận nhiệm vụ từ người trưởng BANK5 và Trưởng phòng B3 Lê Lực, ông Nguyễn Hạnh Kiểm chọn địa bàn đứng chân ban đầu tại xã Phú Diên, H. Quế Sơn, bởi đây là vùng tranh chấp, có phong trào cách mạng khá mạnh, được nhân dân đùm bọc, chở che, có điều kiện thuận lợi cho công tác điệp báo nên lãnh đạo Ban đồng ý ngay. Ngày hôm sau, tổ điệp báo ông Vũ Đình Cảnh gấp rút xuống địa bàn, trên đường đi họ tranh thủ ghé lại nơi đứng chân của BANĐKQĐ gặp ông Hoàng Văn Lai, Trưởng ban để báo cáo một số tình hình, đồng thời đề nghị ông chỉ đạo lực lượng điệp báo của BANĐKQĐ và an ninh các quận, huyện để phối hợp.
Biết ông Vũ Đình Cảnh là người Hải Phòng chi viện, ông Hoàng Văn Lai hỏi, giọng ngậm ngùi: "Đồng chí ở CATP Hải Phòng, có biết đồng chí Phạm Văn Chữ cũng ở ngoài nớ được tăng cường cho Quảng Đà từ năm 1965 không?"- "Dạ thưa anh! Biết chứ. Anh Chữ hồi đó là Phó phòng Tổ chức cán bộ CATP Hải Phòng"- ông Cảnh trả lời. "Anh Chữ hy sinh rồi, mộ ảnh chôn ở gần đây thôi"-giọng ông Lai chùng xuống nghẹn ngào! Ông Hoàng Văn Lai liền cử người dẫn ông Cảnh đi thăm mộ ông Chữ nhưng khi đến nơi chỉ còn cái hố nho nhỏ vì lũ lụt đã cào cuốn hài cốt  ông đi mất. Chia tay ông Lai, các ông Vũ Đình Cảnh, Nguyễn Hạnh Kiểm và Nguyễn Hòa xuống xã Phú Diên. Đây là xã nằm sát Quốc lộ 1A, rất tiện liên lạc với cơ sở trong thành phố, lại có rất nhiều đồi núi, lau lách um tùm, dễ dàng che mắt địch.
Đến nơi, tổ điệp báo chọn địa điểm dựng lán, đào hầm bí mật, hầm tránh pháo để đồn địch ở gần đó cũng như máy bay trinh sát không phát hiện, đồng thời từng bước liên lạc với các cơ sở để tiếp nhận thức ăn. Do có nhiều cơ sở từ lúc còn ở BANĐKQĐ nên ông Nguyễn Hạnh Kiểm đã nhanh chóng xây dựng được nhiều cơ sở nên từ đó tổ điệp báo rất thuận lợi cho việc phát triển rộng hơn mạng lưới, đặc biệt là công tác tuyển chọn cơ sở hoạt động hợp pháp để ra vào dễ dàng trong nội thành. Mặt khác, đích thân các ông Nguyễn Hạnh Kiểm, Nguyễn Hòa hóa trang nhiều vai để luồn sâu trong lòng địch, triển khai các biện pháp cài cắm cơ sở, đồng thời tuyên truyền, thuyết phục một số người tốt làm giao liên, đặc biệt mẹ ông Nguyễn Hạnh Kiểm ở xã Điện Hòa, H. Điện Bàn đã mưu trí, dũng cảm vượt qua hàng rào lưỡi lê, họng súng của kẻ địch căng dày ngày đêm tiếp tế lương thực, thực phẩm cho tổ điệp báo.
Do có tin từ mật báo viên, một ngày thượng tuần tháng 7-1972, địch triển khai lực lượng với nhiều sắc lính tập kích vào địa bàn hoạt động của tổ điệp báo. Tổ công tác vừa chiến đấu, vừa tìm cách rút lui. 2 chiến sĩ an ninh vũ trang của tổ điệp báo có nhiệm vụ bảo vệ cho các cán bộ của tổ mỗi khi gặp khó khăn cũng như những lúc họ xâm nhập vào nội thành là Tân và Trung đã kiên cường chiến đấu và ngã xuống khi tuổi đời còn phơi phới sức xuân.
Thái Mỹ 
(còn nữa)


Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

[Tin tức] Trung tướng Bùi Quang Bền thăm, tặng quà lực lượng Công an tại TP Đà Nẵng

Trung tướng Bùi Quang Bền thăm, tặng quà lực lượng Công an tại TP Đà Nẵng
Cập nhật: Thứ bảy, 19/7/2014 - 8h46'
(Cadn.com.vn) - Chiều 18-7, Trung tướng Bùi Quang Bền - Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ CA, Trung tướng Trần Văn Nhuận - Phó tổng cục trưởng Tổng cục XDLL Bộ CA cùng đoàn công tác của Bộ đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện 199, tặng quà cho các đồng chí thương binh, con em liệt sỹ, người có công đang chữa bệnh tại đây.
Trung tướng Bùi Quang Bền thăm hỏi, tặng quà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Cơ.



Thứ trưởng Bùi Quang Bền chỉ đạo Ban Giám đốc Bệnh viện 199 đặc biệt quan tâm đến công tác Đảng cũng như đầu tư nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ để nâng uy tín, thương hiệu của bệnh viện lên một tầm cao hơn. Thay mặt lãnh đạo Bộ CA, Thứ trưởng trao tặng Bệnh viện 50 triệu đồng và tặng hàng chục suất quà cho CBCS là thân nhân liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng đang chữa bệnh tại đây.
Trung tướng Bùi Quang Bền và đoàn cũng đã đến thăm, tặng quà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Cơ (trú 156/6-Hùng Vương); thăm, tặng quà cho Đại tá Nguyễn Rã - Anh hùng LLVTND, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; thăm và tặng 50 triệu đồng cho Cảnh sát PCCC TP Đà Nẵng vì đã có thành tích khống chế, dập tắt đám cháy lớn tại cửa hàng mỹ phẩm Phú Hòa trên đường Lý Thái Tổ vào ngày 12-7 vừa qua.

Tin, ảnh: Đông A

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

[Hình ảnh] Chuyến đi về nguồn tháng 06/2007












[Tin tức] Ly kỳ tượng vàng cổ: Tiền vào tay, họa vào người

Ly kỳ tượng vàng cổ: Tiền vào tay, họa vào người

Sau khi bán được bức tượng vàng quí hiếm giá 68 lượng vàng, gia đình ông Kình bỗng chốc thành tỷ phú. Niềm vui chưa trọn thì công an đến nhà khám xét.

Nghèo lại hoàn nghèo

Sau khi bán bức tượng cổ bằng vàng, ông Kình ôm 68 lượng vàng về chia một ít cho ông Chờ - ngườiđào bức tượng với con trai ông, và tổ chức ăn mừng.

Ông Kình kể: Do số vàng quá lớn nên khi mang về cả nhà ông tìm cách giấu. Lúc đầu, ông cất dưới mái tranh nhà. Sau đó thấy không ổn nên ông đem ra giấu trong cây rơm. Thấy cũng không yên tâm nên giữa khuya cả 2 vợ chồng bí mật ra sau vườn đào hố chôn số vàng.

Về số phận bức tượng vàng, sau khi mua được, Bằng gọi điện cho Đào Danh Đức (1953) trú 18, Lê Công Kiều, Q.1, TP.HCM nói rằng mình có bức tượng cổ bằng vàng quí hiếm muốn bán. Ngay sáng hôm sau trùm buôn đồ cổ Đào Danh Đức đáp máy bay ra Đà Nẵng để xem và mua.
 Bức tượng cổ thần Siva bằng vàng do cha con ông Kình đào được ở khu đồi ở làng Phú Long xã Đại Thắng, Đại Lộc Quảng Nam vào năm 1997
Bức tượng cổ thần Siva bằng vàng do cha con ông Kình đào được ở khu đồi ở làng Phú Long xã Đại Thắng, Đại Lộc Quảng Nam vào năm 1997

Khi Đức ra Đà Nẵng và tìm đến nhà Bằng (56/1 Trần Bình Trọng) gặp Bằng và Tiến để xem bức tượng. Bằng ra giá 1,1 tỷ đồng (tương đương 220 lượng vàng lúc bấy giờ).

Nghe Bằng ra giá quá cao, Đức bảo dưới 1 tỷ mới có thể tiếp tục đàm phán để mua và sau đó về lại Sài Gòn.

Hơn 2 ngày sau Bằng và Tiến mang bức tượng vào TP.HCM và gọi điện cho Đức để bán với giá dưới 1 tỷ đồng. Qua xem xét, Đức trả 810 triệu đồng (tương đương hơn 160 lượng vàng lúc bấy giờ), Bằng và Tiến đồng ý bán.

Trở lại câu chuyện bỗng chốc có trong tay hàng chục cây vàng, gia đình ông Kình trở thành tỷ phú của làng. Hai tay buôn tượng cổ Bằng và Tiến nhờ phi vụ này cũng kiếm được gần 100 cây vàng chia nhau.

Cả gia đình ông Kình và hai tay buôn tượng cổ sống trong giàu có chưa được mấy ngày thì công an Quảng Nam nhận được thông tin và tiến hành khởi tố vụ án để điều tra.

Ông Kình là nhân vật đầu tiên của manh mối vụ buôn bán cổ vật này ngay sau đó bị bắt tạm giam cùng với Bằng và Tiến.

"Lúc đó, thấy công an đến nhà hỏi về bức tượng bán cho ai tui thành thật khai báo, vì tui nghĩ mìnhđào được nên đem bán đâu biết rằng mình phạm tội buôn bán hàng cấm... " - ông Kình nhớ lại. Toàn bộsố vàng bán bức tượng sau đó gia đình ông Kình đem giao nộp cho công an.

"Đến bây giờ đã hơn 15 năm trôi qua, mỗi khi nhớ lại bức tượng cổ bằng vàng mà thằng con trai tuiđào được sau đó tui đem bán rồi bị bắt giam tui cứ nghĩ đó là giấc mơ chú à... " - ông Kình tâm sự.

Lần theo dấu vết tượng cổ

Lần theo lời khai của ông Kình cùng hai tay buôn đồ cổ Tiến và Bằng, cơ quan điều tra công an Quảng Nam tiếp tục bắt tạm giam Đào Danh Đức và di lí về Quảng Nam; đồng thời tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở và kịp thời thu hồi bức tượng cổ bằng vàng mà Đức mua lại.

Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm, nguyên Giám đốc Công an Quảng Nam, người trực tiếp chỉ huy chuyên án điều tra truy tìm bức tượng cổ bằng vàng, nói rằng nếu không kịp thời truy tìm chắc chắn bức tượng cổquí hiếm này sẽ bị bán ra nước ngoài. Lúc đó quốc gia mất một bảo vật có một không hai trên thếgiới.

Một cán bộ điều tra công an Quảng Nam kể rằng sau khi bị bắt tạm giam, ông Kình đã thành khẩn khai báo và đưa về nhà chỉ nơi cất giấu vàng. Khi đào lên thấy hàng chục cây vàng, cơ quan điều tra mới khẳng định việc mua bán bức tượng cổ là có thật.

Song, bức tượng cổ đó giờ ở đâu thì cần phải nhanh chóng truy tìm.

Đại tá Nguyễn Hạnh Kiểm nhớ lại: Khi có đầy đủ thông tin từ lời khai của ông Kình, Ban chuyên án quyết định cử nhiều nhóm điều tra viên lên đường vào TP.HCM và lần ra nơi ở của Đào Danh Đức. Rất may bức tượng vẫn còn nguyên và sau đó bức tượng được công an Quảng Nam thu giữ.

Ngay sau khi bức tượng cổ bằng vàng được thu hồi, công an Quảng Nam cho ông Kình tại ngoại sau khi bị tạm giam 1 tháng 3 ngày.

Qua giám định, cơ quan chức năng khẳng định: Bức tượng cổ bằng vàng là tượng thần Siva, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ X, là một tác phẩm rất có giá trị về lịch sử văn hóa Chămpa và có giá trịkinh tế lớn nên nghiêm cấm mua bán, chiếm giữ trái phép.

Từ cơ sở này, công an Quảng Nam đã khởi tố vụ án, lần lượt khởi tố, bắt giam các bị can Nguyễn Đình Bằng, Nguyễn Đăng Tiến, Đào Danh Đức về tội "Buôn bán hàng cấm".

Còn ông Nguyễn Văn Kình tội "Chiếm giữ trái phép tài sản XHCN và buôn bán hàng cấm".

Do khi bị bắt, ông Nguyễn Văn Kình đã thành khẩn khai báo, hơn nữa do nhận thức còn hạn chế nên sau khi bị bắt giam 1 tháng 3 ngày, ông Kình đã được trả tự do. Các bị cáo còn lại bị Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đưa ra xét xử vào đầu năm 1998 với mức án từ 3 đến 5 năm tù về tội "Buôn bán hàng cấm".



Theo Vũ Trung - VietnamNet

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Tiểu sử

Họ và tên: NGUYỄN HẠNH KIỂM
Sinh nhật: 10/08.
Quê quán: xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Sự nghiệp:
- Năm 1996: Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
- Từ năm 1997 đến 2002: Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.
- Từ năm 2002 đến 2006: Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam.
- Từ năm 2008 đến nay: Phó Ban liên lạc An ninh khu 5 thời kỳ chống Mỹ; Chủ nhiệm CLB Công an hưu thành phố Đà Nẵng.